Mỗi phương thức vận tải đi kèm với những thế mạnh đặc trưng song vẫn tồn tại những khiếm khuyết ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa. Việc hợp nhất những ưu điểm của từng phương thức vận tải và dung hòa, hạn chế những bất cập của chúng là một trong những giá trị tiên quyết khiến các doanh nghiệp vận tải cân nhắc khai thác phương thức vận tải độc đáo này.
Vận tải đa phương thức quốc tế (hoặc vận tải liên hợp) là quá trình vận chuyển hàng hóa được thực hiện bằng hai phương thức vận tải khác nhau trở lên từ một địa điểm ở một nước tới một địa điểm chỉ định tại một nước khác nhằm mục đích giao – nhận hàng hóa, được triển khai qua đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không và đường ống.
Quá trình thực hiện vận tải đa phương thức phải hoàn toàn dựa trên cơ sở một hợp đồng,, chứng từ vận tải cho toàn chặng vận chuyển và chỉ do một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở đó.
Hiện nay, Việt Nam đang khai thác những mô hình phối hợp các phương thức vận chuyển như:
Mô hình vận tải đường bộ kết hợp đường sắt (Road – Rail): kết hợp giữa tính cơ động của vận tải đường bộ (sử dụng các phương tiện xe tải, container, xe bồn,…) với tốc độ, sự an toàn và tải trọng lớn của vận tải đường sắt.
Ở phương thức này, người kinh doanh vận tải chất hàng vào các trailer và được các phương tiện đường bộ chở đến nhà ga thông qua các xe kéo (tractor). Sau đó, các trailer sẽ được kéo lên các toa tàu hỏa và chở đến ga đến. Khi đến nơi, tractor sẽ được dùng để kéo các trailer xuống, và dùng phương tiện đường bộ chở các trailer đến nơi nhận.
Mô hình vận tải đường biển kết hợp đường hàng không (Sea – Air): kết hợp tính kinh tế với tốc độ, phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao (đồ điện tử) và hàng hóa có tính thời vụ (quần áo, giày dép). Mô hình này được cho là rẻ hơn đường hàng không và nhanh hơn đường biển.
Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải sẽ nhanh chóng được chở tới nơi người nhận trong đất liền. Nếu chuyên chở bằng phương tiện vận tải khác sẽ không đảm bảo được tính thời vụ của hàng hóa, làm giảm giá trị hoặc gây hư hao hàng hóa, do đó phương tiện vận chuyển đường hàng không có thể phát huy tốt khả năng vận tải nhanh chóng và an toàn.
Mô hình vận tải đường bộ kết hợp đường hàng không (Road – Air): kết hợp tính cơ động và tốc độ. Phương tiện vận tải đường bộ được dùng để tập trung hàng từ nơi gửi về các cảng hàng không, hoặc từ các cảng hàng không vận chuyển đến nơi giao hàng.
Thông thường, hoạt động của vận tải đường bộ thường diễn ra ở công đoạn đầu và cuối của mô hình này. Việc kết hợp này mang tính linh hoạt cao, đáp ứng hiệu quả việc thu gom hàng về đầu mối là sân bay nhằm phục vụ các tuyến bay đường dài.
Mô hình vận tải đường sắt kết hợp đường bộ (Rail – Road): kết hợp giữa tính an toàn, tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải đường bộ. Đây là mô hình được khai thác nhiều ở Châu Mỹ và Châu u.
Đối với mô hình này, hàng hóa được đóng trong các trailer, sau đó được kéo đến nhà ga bằng tractor. Các trailer được kéo lên các toa tàu và chở đến ga đến. Khi đến đích, trailer đựng hàng sẽ được kéo xuống bằng các tractor và vận chuyển đến nơi người nhận.
Mô hình vận tải hỗn hợp (Rail – Road – Inland water way – Sea): hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường nội thủy đến cảng biển của nước xuất khẩu, sau đó được chở bằng đường biển tới cảng biển của nước nhập khẩu để từ đó vận chuyển đến nơi nhận sâu trong lục địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường nội thủy.
Đây là mô hình vận tải phổ biến nhất phục vụ cho chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, phù hợp với các loại hàng hóa vận chuyển bằng container trên các tuyến vận chuyển không yêu cầu gấp rút về thời gian giao – nhận hàng.
Mô hình cầu lục địa (Land bridge): hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó, sau đó hàng được vận chuyển trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Đối với mô hình vận tải này, phân đoạn vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu liên kết hai đại dương lại với nhau.
Vận tải đa phương thức ngày càng phát triển và được khai thác nhiều hơn vì những lý do:
Hình thức vận tải này đang có những đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại quốc tế cũng như nền kinh tế quốc dân. Các giá trị cốt lõi vận tải đa phương thức mang lại có thể kể đến như: